Nợ xấu là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về nợ xấu

Nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để chỉ các khoản nợ khó đòi khi cho vay. Khi rơi vào tình trạng nợ xấu sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả. Vậy cụ thể nợ xấu là gì? Cách xác định nợ xấu như thế nào? Nợ xấu sẽ lưu lại bao lâu và cách xóa nợ xấu nhanh như thế nào?

Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để rõ hơn về vấn đề này và biết cách tránh bị liệt vào danh sách nợ xấu ngân hàng nhé.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay tiền không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

CIC là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

CIC sẽ quản lý các thông tin người vay qua việc các ngân hàng cung cấp về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.

Vì vậy, để đánh giá việc cấp xét tín dụng cho bạn, ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

CIC là gì?

Cách phân loại nợ xấu thế nào?

Những khoản nợ nào sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu? Nợ quá hạn trong bao lâu sẽ bị chuyển nhóm nợ xấu? được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, và các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
  • Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
    • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
    • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
    • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 11.2021/TT-NHNN cụ thể như sau:

2. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

3. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

b) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

c) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;

d) Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 11.2021/TT-NHNN

Những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu

Có rất nhiều nguyên nhân gây phát sinh tình trạng nợ xấu khi vay tiền tại ngân hàng, các tổ chức tài chính. Một vài nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

  • Người vay không thực hiện thanh toán khoản vay theo đúng với thời hạn được ghi trong hợp đồng vay tiền cho đơn vị cho vay.
  • Khách hàng quên, hoặc cố tình thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng.
  • Không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng.
  • Các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng và không có khả năng chi trả.
  • Thực hiện mua trả góp tại các đơn vị bán lẻ nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

Sẽ thế nào nếu mang trên mình nợ xấu

“Sẽ thế nào nếu mang trên mình nợ xấu” là câu hỏi nhiều khách hàng tìm hiểu để tránh gặp tình trạng này. Thông qua sự phân loại trên của CIC, các khách hàng khi mang nợ xấu sẽ gặp những ảnh hưởng giới hạn về khả năng vay và một số những dịch vụ ngân hàng như sau:

  • Những khách hàng mang được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là những khách hàng đang mang nợ xấu trên mình. Khi đó, tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kì hình thức nào (dù là vay tín chấp và vay thế chấp). Khách hàng thuộc nhóm 2 khả năng vay vốn thấp đi nhưng vẫn được một số ngân hàng cho vay hỗ trợ như: Standard Chartered, …
  • Khách hàng rơi vào nhóm 1 sẽ được xem xét tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu khách hàng thường xuyên và liên tục trả chậm hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 dến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
  • Ngoài ra, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.
  • Ngoài việc bị giới hạn hoặc không thể tiếp tục vay tại các ngân hàng, khách hàng có nợ xấu sẽ không được sử dụng thẻ tín dụng, sẽ rất khó khăn để được duyệt trong tương lai nếu bạn có nhu cầu khi đã bị liệt vào danh sách này, và phải chờ mất 1 khoảng thời gian dài để được xóa nợ xấu.

Phát sinh nợ xấu có ảnh gì không?

  • Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.
  • Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
  • Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Cách xóa nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả nhất

Khi đã hiểu được nợ xấu là gì thì rất nhiều người quan tâm đến cách xóa nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả nhất cho những người vô tình rơi vào danh sách nợ xấu và bị lưu trữ thông tin trên CIC có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Đối với khoản nợ dưới 10 triệu đồng

  • Người vay có thể nhanh chóng thanh toán hết số tiền nợ. Sau khi tất toán, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC.

Đối với các khoản nợ trên 10 triệu đồng

  • Người vay cần tất toán sớm nhất khoản nợ cả gốc lẫn lãi cho đơn vị cho vay. Sau khi tất toán, ngươi vay thông báo với người quản lý khoản nợ, yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán.
  • Sau khi hoàn tất các bước trên, trong khoảng 12 tháng tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
  • Tuy nhiên, đối với các khoản nợ trong nhóm 3, 4, 5 thì trong 5 năm tiếp theo, khách hàng sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào theo đúng quy định về nợ xấu. Sau 5 năm tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ bình thường trở lại và được xét duyệt các khoản vay vốn khi có nhu cầu.

Làm gì để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu?

  • Trước khi tiến hành vay tiền, cần xem xét kĩ khả năng tài chính của bản thân, tính toán trước mình cần trả bao nhiêu mỗi tháng, cân đối các khoản nhu cầu chi tiêu với mức thu nhập. Nếu số tiền phải trả hàng tháng quá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thì tốt nhất không nên vay tiền, tránh tình trạng nợ cắt cổ và không trả nổi. Tính toán cả trường hợp có biến đổi xảy ra chẳng hạn như bỗng nhiên phải nghỉ việc tạm thời, thì vẫn có khả năng chi trả nợ khi đến hạn.
  • Cố gắng vay tiền nơi tổ chức tín dụng khác bù nợ càng không phải là giải pháp khi lịch sử tín dụng trong 02 năm gần đây không tốt. Thậm chí như vậy có thể bị lừa tốn các chi phí bôi trơn, thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.
  • Khách hàng sử dụng credit card cần chú ý luôn trả nợ hết hạn, không sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng, đặc biệt không nên vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ.

Thông tin nợ xấu sẽ lưu lại trong bao lâu?

  • Đối với trường hợp nợ xấu của ngân hàng nhưng các khoản vay không lớn (dưới 10 triệu đồng) thì sẽ không bị lưu trữ lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, nếu các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên thì sẽ bị lưu trữ lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC trong thời gian 5 năm.

Cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC

Để kiểm tra nợ xấu và nợ quá hạn trên hệ thống CIC, các bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ trên CIC

  • Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát hệ thống CIC là Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, tính chính xác và bảo mật cực kỳ cao.
  • Các bạn không phải là nhân viên trong các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ không có quyền được tra cứu thông tin trực tuyến để xác định bản thân đang thuộc nợ xấu là nợ nhóm mấy.
  • Để có thể tra cứu thông tin tín dụng của mình một cách nhanh chóng và chính xác, các bạn hãy mang CMND tới Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia để nhờ hỗ trợ, địa chỉ như bên dưới:
    • Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
    • Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bước 2: Thanh toán khoản nợ

  • Đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang vay nợ để thanh toán hết các khoản nợ quá hạn. Giữ lại các chứng từ có nội dung ghi rõ thời gian thanh toán nợ.

Bước 3: Tra cứu thông tin

  • Thời điểm sau 1 tháng thanh toán nợ, các bạn có thể kiểm tra lại các thông tin trên CIC.
  • Trường hợp các bạn bị nợ xấu nhóm 2 thì hệ thống CIC sẽ lưu trữ trong thời gian 12 tháng.
  • Và 5 năm nếu bị nợ xấu nhóm 3, 4, 5, tính tới thời điểm tra cứu thông tin.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về nợ xấu ngân hàng, Góc Nhìn TS xin chia sẻ cùng các bạn.

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

⚠️ Đừng quên LIKE & SHARE thông tin hữu ích này đến những ai cần nó nhé! 💋💋💋

Nguồn: Tổng hợp.

Bạn nghĩ gì về bài viết này?

      Leave a reply

      Góc nhìn TS
      Logo